
Để có thể tạo cho trẻ biết nghe lời – một trong những đức tính tốt đẹp thì các bậc phụ huynh cần phải thực hiện theo các cách sau đây. 1. Nguyên nhân làm trẻ không nghe lời Bạn luôn mắc kẹt trong một cuộc chiến giữa bạn và đứa con 4 tuổi, con […]
Để có thể tạo cho trẻ biết nghe lời – một trong những đức tính tốt đẹp thì các bậc phụ huynh cần phải thực hiện theo các cách sau đây.
1. Nguyên nhân làm trẻ không nghe lời
Bạn luôn mắc kẹt trong một cuộc chiến giữa bạn và đứa con 4 tuổi, con bạn luôn là người thắng cuộc. Ví dụ như khi bạn bảo bé làm một việc nào đó mà nó không muốn làm thì chắc chắn nó sẽ lờ bạn đi, còn khi bảo bé đừng làm việc mà nó muốn làm thì nó lại giận giữ.
Nguyên nhân dẫn đến việc không nghe lời của trẻ có thể là do trước kia khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ đóng vai trò là người chăm sóc chính nên mọi nhu cầu của trẻ sẽ được bạn đáp ứng đầy đủ. Mọi thứ trẻ cần làm đó chính là gào khóc và bạn là người ngay lập tức sẽ chạy đến chăm sóc đầy đủ cho trẻ. Đó cũng là một trong những điều hết sức bình thường bởi trẻ nhỏ luôn cần sự chăm sóc của cha mẹ.
Thế nhưng, khi trẻ có được nhận thức khoảng tầm 2 tuổi thì trẻ lại hình thành trong đầu một suy nghĩ rằng mình là ông chủ và cha mẹ là những người phục vụ cho mình. Suy nghĩ đó hình thành bởi trẻ được chăm sóc tận tụy sau nhiều tháng.
Đến một khoảng thời gian nhất định trẻ sẽ tự nhận thấy được một thực tế đó là cha mẹ đã không còn làm theo những yêu cầu của mình nữa, đế chế nhỏ bé ấy đã sụp đổ, thay vào đó là việc trẻ phải làm theo những yêu cầu của bố mẹ nên phản ứng ban đầu thường là những hành động giận dỗi và không chịu nghe lời.
Trong trường hợp này, các bậc cha mẹ nên vận dụng một số bí quyết dạy trẻ dưới đây để có thể giúp cho trẻ ngoan hơn và biết nghe lời hơn rất nhiều.
2. Bí quyết dạy trẻ biết nghe lời
+ Dẫn dắt:
Trẻ sẽ không thể chấp nhận vai trò chỉ đạo của bạn khi mà chúng thấy bạn đang là một người dẫn dắt, các bậc cha mẹ nên khẳng định lại quyền của mình một cách cân bằng nhất. Dẫn dắt trẻ để trẻ có thể hiểu được việc nghe lời là rất quan trọng. Bạn không nên quá chiều chuộng và dê dãi với trẻ bởi nó sẽ tạo cho trẻ sự lúng túng và trẻ dễ tự tung tự tác.
+ Kỷ luật
Để có thể giúp trẻ trở thành một người trưởng thành biết suy nghĩ và chịu trách nhiệm với bản thân thì bạn cần rèn luyện trẻ nhiều hơn. Nếu như trẻ mắc sai lầm bạn nên đưa ra những hình thức kỷ luật để cho trẻ có thể nhận thức được sai lầm của mình và sửa sai. Nhưng bạn cũng không được quá lạm dụng nó để trở thành những điều luật vô lý sẽ càng làm cho trẻ ngang bướng và không nghe lời hơn.
+ Đưa ra những yêu cầu rõ ràng:
Các bậc cha mẹ nên đưa ra những yêu cầu cụ thể và chính xác công việc mà trẻ phải thực hiện thay cho những lời chỉ trích hay than vãn để trẻ tự ý thức được việc mình cần làm.
+ Hành động quyết đoán:
Bạn nên có những hành động quyết đoán như khi bạn đã đưa ra những hình thức kỉ luật cho trẻ mà trẻ vẫn vi phạm và không nghe lời bạn hãy làm đúng như thế. Để trẻ có thể thấy được sự quyết đoán của bạn chứ đừng để trẻ nghĩ bạn chỉ dọa và nói xong để đấy. Nó sẽ càng thêm hư và không nghe lời hơn mà thôi
+ Yêu thương
Không thể thiếu đi tình yêu thương nhưng là một sự yêu thương đúng mực, việc gì sai bạn cũng cần giải thích phân tích cho bé hiểu để nó không hành động như vậy nữa. Dạy cho trẻ biết vâng lời cũng chính là giúp cho trẻ cảm thấy an toàn trong tình yêu thương của cha mẹ.