T3, 02 / 2017 10:02 Sáng | helios

Bố mẹ cần dạy trẻ tính tự giác ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ những việc đơn giản nhất chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này. 1. Khi nào thì có thể dạy trẻ tính […]

Bố mẹ cần dạy trẻ tính tự giác ngay từ khi còn nhỏ, bắt đầu từ những việc đơn giản nhất chính là biện pháp tốt nhất để gieo vào tâm hồn các em ý thức tự chủ trong mọi hành vi ứng xử sau này.

1. Khi nào thì có thể dạy trẻ tính tự giác và làm chủ bản thân?

Chúng ta đã biết ý thức về bản thân hình thành từ khi trẻ bước những bước chập chững để khám phá thế giới xung quanh lúc trên 1 tuổi. Nhưng sự nhận thức về cái Tôi – phân biệt được bản thân, biết rõ về sơ đồ cơ thể thì chỉ đến khi 3 tuổi trẻ mới có thể nhận biết được. Trẻ mới biết nói không, thậm chí còn hơi bị… nhiều khi cái gì cũng nói không, dù sau đó mẹ cất đi không cho thì bé lại khóc.

tinh-tu-giac-2

Do đó, để có sự tiếp nhận tốt nhất hướng dẫn nhằm giúp trẻ hành động và trẻ ý thức về tính tự giác thì các bậc phụ huynh nên bắt đầu trong giai đoạn xung quanh 3 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ đã bớt dần đi tính ái kỷ, là tính chỉ biết có mình và suy nghĩ cái gì trong tay ta là của ta. Trẻ bắt đầu mở rộng mối quan hệ với những đứa trẻ khác, biết quan tâm đến những người và sự kiện xung quanh mình, biết chơi chung với bạn bè. Do đó, việc cho trẻ đi học là điều cần thiết. Đây cũng là thời điểm thích hợp để trẻ có được ý thức về tính tự giác và bắt đầu có sự phát triển về trí tuệ cảm xúc (EQ) cũng như về tư duy logic.

tinh-tu-giac-1

2. Dạy trẻ tính tự giác bằng cách nào?

Khi đứng trước một trang giấy trắng, ai cũng có cảm giác muốn viết hay muốn vẽ một cái gì lên đó. Đứa trẻ tương tự như một tờ giấy trắng, chúng ta cũng rất thích tác động lên đó. Chúng ta có thể vẽ lên đó hình ảnh đẹp, và cũng có thể bôi bẩn nó bằng những nét vẽ nguệch ngoạc vô ý thức. Do đó, khi muốn dạy trẻ ý thức tự giác, chúng ta phải biết sử dụng cách nào, công cụ nào vẽ lên tờ giấy đó những hình ảnh hữu ích, nếu không thì chính chúng ta đang bôi bẩn tâm hồn của trẻ.

Để dạy trẻ, có phải chúng ta sẽ đối diện và nói với bé là con phải ngoan, con phải biết tự đánh răng mỗi buổi sáng, tự lấy quần áo mặc, buổi tối phải tự biết lấy vở ra chép bài không thì mẹ sẽ phạt 3 roi?

tinh-tu-giac

Điều đó đúng, nhưng chỉ đúng với chúng ta, đúng với suy nghĩ logic của người lớn chứ không phải với sự nhận thức và tư duy của một đứa trẻ lên 3! Trẻ cũng có thể làm nhưng thường chỉ làm được khi chúng ta nhắc nhở nhiều lần hay dưới sự giám sát của người lớn hoặc sau rất nhiều cái…3 roi. Nói các khác, yêu cầu thì hoàn tất nhưng ý thức tự giác thì vẫn là con số 0, thậm chí hình thành tính chống đối, không bắt buộc thì không làm.

Không phải chỉ biến việc dạy trẻ thành trò chơi là xong, để rồi trẻ muốn choi như thế nào thì chơi. Trước hết, đó là cho trẻ quyền lựa chọn, không phải chọn lựa giữa cái không và cái có, mà là lựa chọn giữa việc thực hiện thế này hay thế kia. Sau đó trong giai đoạn đầu, chúng ta cần biết cách tập cho trẻ theo từng bước, hướng dẫn cho trẻ những động tác cơ bản nhất.

Khi trẻ đã làm được thì có 2 điều phụ huynh cần chú ý: để trẻ tự làm, có thể có sai sót vì có như vậy trẻ mới biết rút kinh nghiệm và cho dù thời gian dài gấp đôi nhưng chúng ta không được can thiệp vào. Đây chính là nguyên nhân khiến cho việc dạy trẻ thất bại, bởi cha mẹ thường không chịu nổi sự chậm chạp và vụng về của trẻ để rồi làm hết công việc đó thay trẻ thay vì chứng kiến sự rề rà của trẻ.

Bài viết cùng chuyên mục